Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Xử lý cơ sở không có báo cáo đánh giá tác động môi trường

Bài viết trình bày một trong những nội dung trong Nghị định sửa đổi vừa được ban hành để xử vi phạm đối với các cơ sở không có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). 
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Theo đó, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (cơ sở) đến ngày 5/6/2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31/12/2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau. 
Thứ nhất, các cá nhân, tổ chức chủ doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt.
Thứ hai là lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định 29/2011/NĐ-CP để đăng ký.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến ngày Nghị định 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực (5/6/2011) nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trong thời hạn không quá 2 năm, kể từ ngày 5/6/2011 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả trên.
Như vậy, so với Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì Nghị định 35/2014/NĐ-CP mới ban hành quy định kéo dài thời gian cho các cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên. Nghị định 35/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét