Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Chủ Dự án phải làm gì sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt?

Qua các lần kiểm tra và thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện nhiều Dự án không thực hiện đúng các qui định sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt thành công. Bởi theo qui định tại Điều 14, Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đến khi dự án đi vào vận hành chính thức thì các chủ dự án phải thực hiện các nội dung được nêu như sau: 

Đầu tiên, sau 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM thì các chủ dự án phải niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo ĐTM được phê duyệt. Bản tóm tắt chỉ rõ chủng loại, khối lượng các loại chất thải; công nghệ, thiết bị xử lý chất thải; mức độ xử lý theo các thông số đặc trưng của chất thải so với tiêu chuẩn quy định; các biện pháp khác về bảo vệ môi trường. Và đồng thời, các chủ dự án phải có văn bản báo cáo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê duyệt ĐTM (phải kèm theo bản sao quyết định phê duyệt). 
Thứ hai, trên cơ sở sơ đồ công nghệ của các công trình xử lý các vấn đề môi trường đề ra trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, chủ dự án phải tiến hành việc thiết kế chi tiết và xây lắp các công trình này theo đúng quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng. Tiếp đó, các chủ dự án gửi văn bản báo cáo cơ quan nhà nước đã phê duyệt báo cáo ĐTM về kế hoạch xây lắp kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường để theo dõi và kiểm tra. 
Thứ ba, trong quá trình thi công dự án, phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường do dự án gây ra và tiến hành quan trắc môi trường theo đúng yêu cầu đặt ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cũng như những yêu cầu khác nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Nếu dự án có những điều chỉnh, thay đổi về các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt phải có báo cáo bằng văn bản gửi cơ quan đã phê duyệt và chỉ được phép thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan này. 
Cuối cùng, sau khi việc thi công các công trình xử lý nước thải, khí thải... đã hoàn thành và đã được nghiệm thu, phải tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường để kiểm tra các thông số về kỹ thuật và môi trường theo thiết kế ban đầu đã đặt ra. Việc vận hành thử nghiệm ĐTM, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án để bố trí kế hoạch giám sát, kiểm tra. Thứ năm, sau khi kết thúc việc vận hành thử nghiệm, chủ dự án phải có văn bản báo cáo và đề nghị xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để xác nhận. Báo cáo về việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi dự án đi vào vận hành chính thức.
Ảnh: Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Dự án sản xuất thức ăn thủy sản – Khu CN An Hiệp
Ngoài ra, trong suốt quá trình triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm dự án nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thì phải dừng ngay và báo cáo kịp thời ĐTM) biết để kịp thời xử lý. Các chủ dự án phải có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; phải cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu. 
Nếu chủ dự án không thực hiện đầy đủ các nội dung trên, đến khi cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, phát hiện thì chủ dự án sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức tiền phạt đề nghị thấp nhất là 2.000.000 đồng, cao nhất là 170.000.000 đồng cho mỗi hành vi vi phạm nêu trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét