Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ QUỶ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về việc thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.

Dọn dẹp bùn rác sau khi nước lũ rút. (Ảnh: Hoàng Nam/TTXVN)


Nghị định quy định, các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập mức đóng góp bắt buộc 1 năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500.000 đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp. Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng. Người lao động khác đóng 15.000 đồng/người/năm. Chính phủ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho Quỹ.

Nghị định quy định rõ 9 đối tượng được miễn đóng góp như thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ; Quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong Công an Nhân dân đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí; sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, Dạy nghề; người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.

Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên; thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên thuộc hộ gia đình ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; thành viên thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn; hợp tác xã không có nguồn thu; tổ chức kinh tế hạch toán độc lập trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị, phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 5 ngày trở lên, cũng nằm trong những đối tượng được miễn đóng Quỹ phòng, chống thiên tai.

Trường hợp tổ chức kinh tế hạch toán độc lập được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ.

Nghị định nêu rõ, Quỹ phòng, chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quản lý. Quỹ sẽ chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai như cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, cụ thể là cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai...

Quỹ được chi hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai như sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế; thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến...

Theo nguồn: Moitruong.com.vn

TÀI NGUYÊN THIỆT HẠI VÌ CẤP GIẤY PHÉP TRÀN LAN

Riêng trong 2 năm gần đây, số giấy phép mà các tỉnh thành cả nước cấp đã lên tới khoảng 4.300 giấy phép, trong khi cho tới nay Bộ TN&MT cấp chưa tới 400 giấy phép… Dẫn chứng từ thực tế, có tỉnh đã cấp tới 200 giấy phép khai thác tài nguyên mà số thu thuế chưa được 4 tỷ đồng/năm.
Thu nhiều, trả ít

Hệ thống quản lý tài chính về khoáng sản vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng, tạo kẽ hở cho việc thất thoát nguồn thu. Đó là vấn đề được đưa ra tranh luận tại Hội thảo “Tăng hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản: Giải pháp nào cho Việt Nam?” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng Liên minh Khoáng sản Việt Nam tổ chức mới đây.


>>Xem thêm: dịch vụ tư vấn môi trường 
Việc phân cấp quá mạnh cho địa phương cấp phép các dự án khai thác khoáng sản đã khiến tài nguyên bị thất thoát nhiều

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chỉ ra rằng, chính sách quản lý hiện nay chưa khuyến khích được DN khai thác khoáng sản một cách tiết kiệm và hiệu quả, tài nguyên bị tận thu, ngân sách thì thất thoát.

Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất khoáng sản (Bộ TN&MT) cho rằng, chính việc phân cấp quá mạnh cho địa phương cấp phép các dự án khai thác khoáng sản đã khiến tài nguyên bị thất thoát nhiều, trong khi phần trả lại không được bao nhiêu.

Ông Thuấn dẫn chứng từ thực tế, có tỉnh đã cấp tới 200 giấy phép khai thác tài nguyên mà số thu thuế chưa được 4 tỷ đồng/năm. Cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra liên tục song không thể cải thiện được tình hình. Riêng trong 2 năm gần đây, số giấy phép mà các tỉnh thành cả nước cấp đã lên tới khoảng 4.300 giấy phép, trong khi cho tới nay Bộ TN&MT cấp chưa tới 400 giấy phép…

Khảo sát của VCCI về tình hình hoạt động của các DN khai khoáng cũng cho thấy, thái độ thiếu sòng phẳng của DN làm giàu từ khai thác tài nguyên của đất nước. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nói thêm, trách nhiệm đối với người lao động của khối DN này còn kém. Tỷ lệ các DN có đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trong tổng số DN khai khoáng thấp và thấp hơn tỷ lệ các DN có thực hiện các nghĩa vụ này trong tổng số DN nói chung.

Chưa kể, những DN khai khoáng lại là nhóm gây ra tổn hại tới môi trường nhiều nhất. Năm 2013 có tới 32% DN khai khoáng bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 19% của các DN nói chung. Trong khi rất nhiều DN vi phạm quy định về môi trường còn chưa bị phát hiện, xử lý. Đã vậy, theo quy định hiện hành các DN khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm hoàn trả môi trường, nhưng rất nhiều DN không thực hiện…

Cần giám sát của cộng đồng

Để khắc phục tình trạng thất thoát tài nguyên, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, đã đến lúc phải xem xét lại nghiêm túc việc phân cấp giữa trung ương và địa phương. Ông Doanh phân tích, hiện tượng một tỉnh cấp tới 200 giấy phép cho thấy có sự lạm quyền để cắt nhỏ các mỏ ra nhằm cấp quyền khai thác, trong khi năng lực quản lý rất kém.

Do đó, tài nguyên âm thầm bị thất thoát khiến ngân sách hụt thu, không đủ trang trải chi phí hành chính quản lý, chưa nói đến việc bù lại cho xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như bù đắp cho an sinh xã hội.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thuấn cho biết, để tăng hiệu quả thu ngân sách trong khai thác khoáng, Luật Khoáng sản năm 2010 đã được sửa theo hướng đổi mới chính sách để buộc các tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện vốn, công nghệ, kinh nghiệm theo quy định mới được tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Điểm này đã loại trừ các DN yếu kém về năng lực tài chính, kinh nghiệm. Trước đây, khi chưa thực hiện việc thu tiền khai thác khoáng sản đã xảy ra tình trạng DN khai thác tràn lan, thì nay DN sẽ phải tính toán kỹ việc khai thác căn cứ trên khả năng thực tế.

Song theo TS. Lê Quang Thuận (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính), để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản thì các biện pháp cần phải chặt chẽ hơn nữa. Hai điểm mấu chốt mà ông Thuận đề xuất là phải có giá tính thuế hợp lý và quản lý sản lượng chặt chẽ hơn. Theo đó, dù thuế suất cao đến mấy nhưng giá tính thuế và quản lý sản lượng khai thác không chặt chẽ thì số thu cũng không thể cao.

Giá tính thuế hiện nay do chính quyền địa phương xác định trên cơ sở tham mưu của các đơn vị liên quan như Sở TN&MT, cục thuế… song vẫn chưa hợp lý. Với cơ chế quản lý thuế theo nguyên tắc giao DN tự khai tự nộp cũng chưa tạo điều kiện để kê khai sản lượng khai thác một cách minh bạch. Trong khi công tác thanh tra của các cơ quan chức năng vẫn rất lỏng lẻo.

Ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng (CECODES) cũng lo ngại, quản lý hoạt động tài nguyên có thể xảy ra nguy cơ chính quyền bị DN mua chuộc. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có người giám sát, thanh tra thường xuyên.

Để tăng cường hoạt động giám sát này, bà Trần Thanh Thủy, điều phối viên Liên minh Khoáng sản thúc giục, cần sớm thực thi Sáng kiến Minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI). Nguyên tắc hoạt động của EITI là Chính phủ và DN cùng công khai một số thông tin liên quan đến công nghiệp khai thác dưới sự giám sát của một hội đồng gồm các bên liên quan là Chính phủ, DN và cộng đồng.

Nguyên tắc này sẽ thúc đẩy các thảo luận chính sách và qua đó hỗ trợ cải cách chính sách và nâng cao trách nhiệm giải trình.

Theo nguồn: Moitruong.com.vn

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm chất lượng nhất

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm chất lượng nhất - Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Nghành dệt là nghành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.
Nguyên liệu chủ yếu là xơ bông, xơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.
Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau:
  • Làm sạch nguyên liệu.
  • Chải.
  • Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi.
  • Hồ sơi dọc.
  • Dệt vải.
  • Giã hồ.
  • Nấu vải.
  • Làm bóng vải.
  • Tẩy tắng.
  • Nhuộm vải và hoàn thiện.

PHẠM VI SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT

Sợi bôngSợi từ xenlulo thực vâtLenTơ lụaPolyamitPolyesterpolyacylonillril
Trực tiếpXx
Hoàn nguyênXx
Hoàn nguyên ( indigozol)X
Lưu huỳnhXx
Hoạt tínhXxx
NaphtholX
Phân tánxx
Pigmentx
Axitxxx
Phức kim loạixx
Cation ( kiềm)x
cromx
Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào sợi rất khác nhau. Tỷ lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 – 98 %. Phần còn lại sẽ đi vào nước thải.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý công nghệ dệt nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải
  1. Sản xuất hơi:                                                                                          53%
  2. Nước làm lạnh thiết bị:                                                                           6.4%
  3. Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt:                              7.8%
  4. Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt -  nhuộm:                 72.3%
  5. Nước vệ sinh:                                                                                          7.6%
  6. Nước cho việc phòng cháy và các vấn đề khác:                                      0.6%
     Tổng:                                                                                                          100%

Các nguồn gây ô nhiễm, đặc tính nước thải nghành dệt – nhuộm và các tác động môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường chính trong nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:
-          Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi).
-          Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tình bột. H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO4,…các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng với từng loại vải, từng loại màu thường khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt -  nhuộm có độ kị nước khá cao, có độ màu, nhiệt độ và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.

 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGHÀNH DỆT NHUỘM.

Công đoạnChất ô nhiễm trong nước thảiĐặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồTinh bột, glucose, carboxy metyl xenlulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp.BOD cao (34 – 50 % tổng BOD)
Nấu tẩyNaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn.Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao( tổng 30% BOD)
Tẩy trắngHypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit…Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóngNaOH, tạp chất….Độ kiềm cao, BOD thấp ( dưới 1% tổng BOD)
NhuộmCác loại thuốc nhuộm, axit axetic và các muối kim loại.Độ màu cao, BOD khá cao ( 6% tổng BOD), TS cao.
InChất màu, tinh bột màu, đât sét, muối kim loại, axit…Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiệnViết tinh bột, mỡ động vật, muối.Kiềm nhẹ, BOD thấp.

ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP DỆT -  NHUỘM HÀNG BÔNG DỆT KIM.

Các thông sốĐơn vịGiá trị nhỏ nhấtGiá trị trung bìnhGiá trị cực đại
pH-8.5-10.3
Nhiệt độ0C252738
CODmg O2/l4206501400
BOD5mg O2/l80180500
TOCmg/l100202350
Tổng photphomg/l265080
SO4-mg/l7508101050
S2-mg/l<0.1<0.10.18
Cl-mg/l4008001650
AOXmg/l0.50.81.2
Crommg/l<0.010.0150.034
Nikelmg/l<0.1<0.10.4
Thành phần nước thải công nghiệp dệt rất đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và dạng vô cơ( các muối trung tính, các chất trợ nhuộm)…..
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau:
-          Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH>9 sẽ gây độc hại với các loại thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.
-          Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối với các loại thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu.
-          Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đồi sống thủy sinh do làm giảm ô xy hòa tan trong nước.
-          Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, xấu cảnh quan.
-          Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Nhận xét: bản báo cáo ĐTM "Dự án Cảng Lạch Huyện ở giai đoạn khởi động

Báo cáo đánh giá tác động môi trường còn nhiều “lỗ hổng” chưa giải đáp được, đặc biệt về mô hình toán khuyêch tán bùn cát và các tác động đến môi trường của việc nạo vét và chuyển tải 40 triệu m3 bùn cát.

NHẬN XÉT 


BẢN BÁO CÁO ĐTM ‘DỰ ÁN CẢNG LẠCH HUYỆN (HẢI PHÒNG) (GIAI ĐOẠN KHỞI ĐỘNG)

 Tô Văn Trường 
Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 Bộ Khoa học Công nghệ

Báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn còn khá nhiều “lỗ hổng” chưa giải đáp được, đặc biệt về mô hình toán khuyêch tán bùn cát và các tác động đến môi trường do việc nạo vét và chuyển đi 40 triệu m3 bùn cát. 
Bộ Giao thông vận tài thời gian vừa qua vận động Tổng hội xây dựng công nhận dự án cảng Lạch Huyện là công trình cấp bách nhưng Tổng hội không đồng ý . Qua 4 lần thảo luận, mới đi đến kết luận là công trình cảng Lạch Huyện chưa khởi công ngay. 
Bộ giao thông vận tải chấp nhận đề xuất của Tổng hội xây dựng là sẽ tính thêm phương án khai thác cảng từ ngoài vào trong theo đề xuất của Công ty TNHH Sơn Trường để so sánh với phương án của Bộ Giao thông nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển. 
Báo cáo ĐTM còn nhiều khiếm khuyết, chưa đủ cơ sở và chất lượng để Hội đồng thẩm định tiến hành tổ chức họp đánh giá . Trong khi Hội đồng ĐTM chưa họp vì còn nhiều vấn đề trong nội dung báo cáo còn bất cập cần bổ sung làm rõ nhưng trong thực tế Bộ Giao thông đã bán 2 gói thầu, trong đó có gói thầu làm kè, tôn tạo bãi còn nhiều tranh luận chưa rõ cả về kinh tế và môi trường. Phải chăng Hội đồng ĐTM chỉ làm cảnh cho việc đã rồi!? Phải chăng Bộ Giao thông vận tải cậy có quyền, tìm cách lách luật để cứ làm bất chấp công luận và ý kiến của các nhà khoa học? 

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 10 năm 2012

Làm ngược vì hiểu sai báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Tính từ khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 cho đến nay, các dự án đầu tư có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường ở Việt Nam đều được yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Mặc dù vậy, dù có đánh giá thì vẫn là việc đánh giá, dù tác động thì vẫn tác động, môi trường suy thoái thì vẫn cứ thế mà tiếp tục. Qua trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Nguyễn Khắc Kinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ TN&MT), Phó Chủ tịch Hội ĐTM Việt Nam, cho rằng: Việt Nam hiện này do cách hiểu về ĐTM có nhiều sự nhầm lẫn, ngay từ tên gọi trở đi: “Trong tiếng Anh, họ gọi là “Environmental Impact Assessment”, dịch dúng là “Dự báo Tác động Môi trường” thì thật sự mới đúng bản chất của văn bản này và sát nghĩa với từ “assessment”. Điều này là một phần nhỏ trong cách hiểu nhiều sai lệch về ĐTM ở Việt Nam”. (Assessment, tiếng Anh có nghĩa là đánh giá hoặc ước tính, ước đoán, ví dụ: ước tính giá trị tài sản thanh lý, ước tính số tiền thuế phải nộp… - PV). 

Đã chọn được địa điểm xong thì còn lập ĐTM làm gì nữa?

Quy định hiện hành của Chính phủ tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP và 29/2011/NĐ-CP, hầu hết các dự án chỉ phải trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM sau khi địa điểm của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận! Điều này ngược lại với quy trình thẩm định báo cáo ĐTM thông thường. 
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một ví dụ về quy trình ngược trong việc thực hiện ĐTM, thể hiện ngay trong nghị quyết phê duyệt dự án của Quốc hội. Ngày 25-11-2009, 77% các đại biểu Quốc hội bấm nút đồng ý với việc triển khai xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, thuộc Ninh Thuận; đồng thời cũng giao cho Chính phủ thực hiện chín đầu mục công việc, trong đó có việc lập và phê duyệt báo cáo ĐTM. Theo kế hoạch của Ban Quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận, báo cáo ĐTM của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2012. Nghĩa là đến ba năm sau khi được Quốc hội phê duyệt địa điểm, dự án mới có báo cáo ĐTM. 
TS Nguyễn Khắc Kinh cho biết: “Mục đích cơ bản, trước tiên và lớn nhất của ĐTM là để lựa chọn địa điểm dự án sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và sức chịu tải của các thành phần môi trường tự nhiên. Ví dụ, sức chịu tải của môi trường nước không còn tiếp nhận được nước thải nữa, thì anh có đổ vào cũng không được chứ chưa nói đến tiêu chuẩn môi trường của nước thải. 
Ở các nước, ĐTM là căn cứ để phê duyệt dự án, nếu không có thì không thể phê duyệt dự án ở địa điểm này, địa điểm kia được”. Đương nhiên, phục vụ cho việc lựa chọn địa điểm đầu tư dự án không phải là chức năng duy nhất của công tác ĐTM nhưng khi chức năng quan trọng và chủ yếu nhất của nó bị vô hiệu hóa thì ĐTM chỉ còn ý nghĩa “vuốt đuôi” cho xong thủ tục. 

Thủy điện Sông Tranh - báo cáo nào cũng như nhau? 

Tháng 12-2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lập báo cáo ĐTM do Phó Tổng Giám đốc Trần Văn Được ký, trong đó nêu rõ các luận cứ khoa học để đi đến kết luận: “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích”. 
Theo TS Nguyễn Khắc Kinh, đây là biểu hiện của một quan niệm sai lầm về ĐTM ở Việt Nam. Vốn dĩ ĐTM chỉ có nhiệm vụ dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, chứ không dự báo các rủi ro, sự cố do thiên nhiên và con người gây ra như bão, lũ, động đất, sóng thần.  TS Kinh tâm sự “Mọi người cứ nhầm lẫn, cho rằng ĐTM phải dự báo động đất, động đất kích thích. 
Đó là khoa học dự báo rủi ro, với các thông tin đầu vào và phương pháp nghiên cứu khác. ĐTM chỉ làm cái việc là dự báo xem nếu, xảy ra động đất ở khu vực dự án thì tác động của nó đến môi trường ra sao” Thực tế thấy rằng sự nhầm lẫn giữa ĐTM và đánh giá rủi ro ở Việt Nam, khi gán ghép việc dự báo các yếu tố rủi ro cho ĐTM. Tuy nhiên, điều đáng nói là công tác đánh giá rủi ro ở Việt Nam lại chưa được coi trọng. 
TS Nguyễn Khắc Kinh cho biết: “Ở các nước, khi triển khai các dự án, người ta đánh giá tất cả các loại rủi ro, bao gồm rủi ro thiên tai, rủi ro do nhân tạo, thậm chí cả rủi ro chính trị, kinh tế, tài chính,... Đối với một nhà máy thủy điện, quan trọng nhất là dự báo rủi ro nhưng họ không làm, lại đưa vào ĐTM”. Không có số liệu, chất lượng ĐTM bị thả nổi Có hai nguồn thông tin cơ bản để tiến hành công tác ĐTM: thông tin về đối tượng gây tác động (tức là bản thân dự án) và thông tin về đối tượng bị tác động (môi trường tự nhiên). Khi chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM, họ sẽ cần thông tin về tình trạng môi trường ở thời điểm hiện tại và dự báo ở tương lai, đặc biệt là thông tin về sức chịu tải của các thành phần môi trường như nước, không khí, đất, sinh vật,... 
Tuy vậy, họ không có cách nào để có được các thông tin này một cách chính xác, đồng bộ và đầy đủ, do sự yếu kém cả về quy mô lẫn chất lượng của hệ thống quan trắc môi trường ở nước ta. TS Nguyễn Khắc Kinh nói: “Nếu không có số liệu theo dõi trên tổng thể, đo đạc trong một thời gian dài, có khi lên tới hàng chục năm, thì ông có giỏi đến mấy, ông có về tận hiện trường để đo được vài lần, vài tháng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. 
Có khi hôm nay đến đo thì ô nhiễm, mai thì không, nên nếu không có số liệu trong một thời gian dài thì không thể đánh giá được”. Hiện nay trách nhiệm thực hiện báo cáo ĐTM thuộc về chủ đầu tư. Bộ TN&MT cùng UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Tuy vậy, cả người lập báo cáo lẫn người thẩm định, phê duyệt đều không có đầy đủ số liệu trong tay - hậu quả của hệ thống quan trắc, đo đạc yếu kém. 

Người lập ĐTM phải là người có đạo đức 

Chất lượng ĐTM không cao lắm vì không có thông tin. Trình độ, lương tâm, kinh nghiệm, đạo đức của người lập ĐTM là một vấn đề cần bàn tới. Nhưng kể cả họ có đủ những phẩm chất ấy mà thiếu thông tin thì cũng chịu. 
Có thể các nước ngày xưa họ cũng như mình hiện nay nhưng họ coi trọng môi trường nên đầu tư bài bản và đúng mức từ lâu, nên hiện giờ họ có dữ liệu quốc gia về quan trắc rất đầy đủ. Nếu bây giờ chúng ta cứ tiếc 100.000 đồng để đo một cái mẫu ngày hôm nay thì ngày mai có bỏ ra 1 tỉ đồng cũng không có lại được cái mẫu đấy. Nhưng thông tin đó có khi 5-10 năm sau người ta mới cần.