Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

LẬP TÒA ÁN MÔI TRƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG ĐỒNG

Hiện nay, các cơ chế khiếu kiện khiếu nại, xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực môi trường chưa bảo vệ được quyền lợi của người dân. Ngoài ra, việc xử lý các vi phạm về môi trường cũng còn nhiều bất cập cả về xử phạt hành chính và xử lý hình sự, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Tình trạng khiếu nại về môi trường đang có xu hướng gia tăng. (Ảnh: TTXVN)

Đây là một trong thông tin chính vừa được ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên đưa ra tại hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp” tổ chức trong ngày 27/11, tại Hà Nội.

Theo đánh giá của ông Trịnh Lê Nguyên, sau gần 3 thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, hệ quả của sự đánh đổi không cân xứng giữa phát triển và bảo vệ môi trường đang dần bộc lộ với hàng loạt vụ việc xâm phạm môi trường, gây xung đột quyền lợi cũng như gia tăng số lượng lớn “làng ung thư.”

Thống kê của Bệnh viện K cho thấy, trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện và khoảng 70.000 người chết vì căn bệnh này, tăng gấp nhiều lần so với thời gian trước. Trong đó, cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực bị ô nhiễm là đối tượng gánh chịu nặng nề nhất đối với những thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

Đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên cũng cho biết, mặc dù ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, thế nhưng hiện nay cơ chế khiếu kiện trong lĩnh vực môi trường còn chưa rõ ràng, dẫn đến thiếu khả thi trong thực tế. Thậm chí, nhiều đơn thư không được giải quyết và không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ các cơ quan chức năng.

Theo báo cáo Chỉ số Công lý do UNDP thực hiện năm 2012, gần 31% người được phỏng vấn cho biết họ đang sống trong môi trường có ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ có 12% trong số đó có khiếu nại hoặc khiếu kiện tới chính quyền để yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm và bồi thường thiệt hại.

Cũng vì thế, những vụ việc như người dân lấp cống xả thải Khu công nghiệp Thuy Vân (năm 2012); vụ nhà máy sản xuất tấm lợp Fibro xi-măng ở Phả Lại, tỉnh Hải Dương (2013); hay vụ Nicotex Thanh Thái ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (tháng 8/2013) đã ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Hoàng Văn Vy, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thừa nhận tình hình khiến nại, tố cáo, tranh chấp môi trường đang ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, 84% đơn thư là tố cáo, tranh chấp môi trường; 15% đơn thư khiếu nại và 1% kiến nghị.

“Qua rà soát cho thấy, vi phạm về môi trường đang ‘nóng’ lên. Và dù nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng có đơn thư gửi tới cơ quan chức năng đã được giải quyết, nhưng việc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường là rất khó khăn, do thiếu căn cứ pháp lý,” ông Vy chia sẻ thêm.

Trước thực tế nêu trên, ông Vy kiến nghị, cơ quan qản lý nhà nước cần phải xây dựng hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp về môi trường. Ngoài ra, để việc giải quyết được bồi thường thiệt hại cần có sự tham gia của các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và các đoàn thể xã hội, nghề nghiệp.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tùng (Tòa án Nhân dân Tối cao) cho rằng để giải quyết nghiêm túc các vụ việc khiến nại, tố cáo, tranh chấp môi trường tại các khu vực ô nhiễm, việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải thành lập Tòa án môi trường.

Theo ông Tùng, việc thành lập Tòa án môi trường sẽ góp phần khắc phục những trở ngại trước mắt của công tác bảo vệ môi trường, trừng phạt các hành vi ô nhiễm môi trường đồng thời có thể giải quyết vấn đề vướng mắc của các vụ khiếu kiện về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Sau khi đi vào hoạt động chính thức ngoài việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, lập đề án bảo vệ môi trường…thì các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại đều bắt buộc phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Đối với các đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại mà không tiến hành đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng (Điều 21- NĐ179/ 2013/ NĐ-CP/ BTNMT).
Tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề khó khăn của các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu đó, Công ty Môi trường Minh Việt sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin cũng như dịch vụ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất và uy tín nhất.
    1. Đối tượng đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
  • Các đơn vị sản xuất, kinh doanh có những hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến chất thải nguy hại trên lãnh thổ của Việt Nam.
  • Các dự án đã và đang chuẩn bị thực hiện nhưng chưa đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
    2. Quy trình lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.       
  • Khảo sát tổng quát tình hình của đơn vị sản xuất: hoạt động, quy mô, môi trường xung quanh.
  • Xác định thành phần, khối lượng nguyên liệu sản xuất
  • Xác định nguồn và khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động
  • Đánh giá sự tác động của chất thải lên môi trường
  • Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu chất thải phát sinh.
  • Phân loại các loại chất thải nguy hại, xác định mã từng loại theo danh mục
  • Xây dựng các phương pháp xử lý và khắc phục sự cố khẩn cấp do chất thải nguy hại gây ra
  • Lập hồ sơ
  • Trình duyệt cho Sở Tài nguyên môi trường
     3. Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại cần phải nộp 3 bộ hồ sơ đăng ký cho Sở Tài nguyên môi trường, tất cả phải có dấu xác nhận của chủ nguồn thải chất thải nguy hại. gồm:
  • Đơn đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu ở Phụ lục 1.
  • Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường.
Công ty Môi trường Minh Việt của chúng tôi có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động, cùng với các mối quan hệ rộng rãi với các sở phòng tài nguyên ở các huyện, tỉnh thành. Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho quý khách dịch vụ đăng ký sổ chủ nguy hại nhanh gọn nhất, uy tín nhất và đảm bảo giá cả hợp lý nhất.
Mọi thắc mắc cần hỗ trợ xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427

XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU

Tại văn bản số 434/TB-VPCP, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về dự thảo Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.

Hệ thống xử lý kim loại ô nhiễm. (Nguồn: Danh Lam/TTXVN)

Thông báo nêu rõ, ngày 5/11, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ý kiến của các cơ quan liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận:

Thời gian qua, công tác quản lý chất thải rắn đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn đã được ban hành kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đã phát huy được hiệu quả và đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn bốn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch quản lý chất thải ba lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ-Đáy. 45/63 tỉnh, thành phố hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn. Công tác quản lý thu gom, vận chuyển, đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn đang dần được hoàn thiện.

Để triển khai công tác quản lý chất thải rắn có hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các Nghị định hướng dẫn luật đã có hiệu lực, các bộ cần thực hiện tốt một số việc sau:

Trên cơ sở Dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và dự thảo Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng soạn thảo, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thống nhất với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan, hợp nhất thành một nghị định, trên cơ sở bảo đảm ổn định, mô hình, cơ chế, chính sách quản lý chất thải rắn đang thực hiện.

Các bộ, ngành tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường và chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải nguy hại. Bộ Xây dựng trực tiếp chủ trì các cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải. Bộ Y tế chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải y tế. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải phóng xạ.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nghiên cứu các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu theo hướng giảm tối đa các thủ tục hành chính, bảo đảm tính hợp hiến, phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường; cụ thể hóa các nội dung quy định nhằm bảo đảm quy định rõ, đủ đối tượng, nội dung, cơ quan quản lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện; rà soát, bổ sung các nguyên tắc cho việc sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về xuất nhập khẩu phế liệu phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; trình lại dự thảo Nghị định trước ngày 30/11.
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

QUY TRÌNH LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Mô tả công việc:
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm;
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án;
- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty;
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp thường hay gặp phải trong các thủ tục nhất là liên quan đến môi trường, trong đó một bảng báo cáo giám sát  môi trường là thủ tục cần thiết.
Để lập một bảng báo cáo giám sát môi trường thì cần phải thực hiện các bước sau:
  • Thu thập những thông tin chung về thực trạng của Công ty;
  • Xác định các nguồn chất thải ô nhiễm, lấy mẫu phân tích, đo đạc các thông số đặc trưng của chất thải;
  • Tiến hành đo đạc, phân tích các thông số về chỉ tiêu môi trường của các chất thải theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Ghi nhận kết quả đo đạc, phân tích trong bảng báo cáo;
  • Đánh giá tác động của chất ô nhiễm lên môi trường xung quanh, qua đó cũng xem xét lại mức độ hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng bằng cách lấy mẫu phân tích, đo đạc. Đề ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm cũng như lên phương án xử lý, dự phòng sự cố;
  • Tiếp theo đó, cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa, biện pháp khắc phục ô nhiễm, cam kết hoàn thiện những nội dung không đạt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn hiện hành về môi trường;
  • Hoàn thành hồ sơ bao gồm: báo cáo giám sát môi trường theo mẫu hiện hành, công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở TN&MT;
  • Cuối cùng, nộp bảng báo cáo cho cơ quan thẩm quyền để xét duyệt.

LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trước khi đi vào thành lập một dự án thì tất cả các công ty, doanh nghiệp tùy từng quy mô bắt buộc phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và lập cam kết bảo vệ môi trường (chi tiết quy định tại Nghị định 29/2011/ BTNMT và thông tư 26/2011/ BTNMT).
 Vậy để giúp các quý doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lập cam kết bảo vệ môi trường, công ty môi trường Minh Việt chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ nhất và chính xác nhất về cách lập cam kết bảo vệ môi trường.
 Xem thêm: Cam kết bảo vệ môi trường là gì? 
 -Theo quy định tại điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: 
 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng không phải lập dự án đầu tư.
 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. 
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phảilập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
 Phạt tiền từ 200.000.000-250.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. 
 1. Các bước thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường: 
Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan.
 Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn….phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. 
Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường. 
Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
 Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án. 
Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
2. Các văn bản pháp luật có liên quan: 
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005. 
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 
 3. Hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường 
 3.1. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm: 
 Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011 TT- BTNMT. 
Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án. 
 3.2. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm: 
 Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư này; Một (01) bản thuyết minh về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 
 3.3. Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư 26/2011 TT – BTNMT, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2. Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành. 
 3.4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trước đó. 

Các quý công ty, doanh nghiệp nào chưa lập cam kết bảo vệ môi trường hay gặp những khó khăn trong quá trình lặp thì hãy liên hệ với công ty môi trường Minh Việt chúng tôi. 
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động và tập hợp đội ngũ giảng viên đến từ tất cả các trường đại học lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam, chúng tôi tự tin đảm bảo sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường uy tín nhất, nhanh gọn nhất và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Sau khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc thẩm định quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP.

Sau đây công ty môi trường Minh Việt xin được giới thiệu về việc thẩm định báo cáo đánh giá tác đông môi trường.

Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
  • 01 (một) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được đóng thành quyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của chủ dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 (bảy) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác do yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan tổ chức việc thẩm định;
  • 01 (một) bản báo cáo đầu tư hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của chủ dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa.

 Thời điểm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thời điểm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án được quy định như sau:
  • Chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản trình báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
  • Chủ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc có hạng mục xây dựng công trình báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản này;
  • Chủ các dự án đầu tư không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a và b khoản này trình báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt trước khi khởi công dự án.
Nếu có điều gì cần tư vấn thêm xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427 Website: http://moitruongmivitech.com

 

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

LÀNG CHÀY MIỀN TRUNG THIẾU NƯỚC TRẦM TRỌNG

Theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ hơn 200 hộ gia đình đang tiếp tục đấu tranh với tình trạng thiếu nước trong một làng chài phường Ghềnh Ráng ở vùng ven biển miền trung tỉnh Bình Định.

bao cao moi truong
Cung cấp nước cho làng chày, hộ gia đình

Thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường ĐTM, báo cáo giám sát môi trường định kỳ, hướng dẫn làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Sự thiếu hụt đã mở rộng vào tháng thứ hai báo cáo giám sát môi trường định kỳ và bắt đầu khi ba giếng địa phương chạy ra khỏi nước, cắt hộ gia đình ở thành phố Quy Nhơn. 
Sự thiếu hụt đã mở rộng vào tháng thứ hai và bắt đầu khi ba giếng địa phương chạy ra khỏi nước, cắt hộ gia đình ở thành phố Quy Nhơn.
Người dân địa phương Lê Diệu Ngọc cho biết gia đình cô đã từ viện để mua nước từ thành phố đến hoạt động hàng ngày, như nấu ăn và uống.
"Tại thời điểm này, xe tăng của chúng tôi để lưu trữ nước mưa cũng là trống rỗng, vì thời tiết nóng kéo dài," cô nói.
bao-ve-moi-truong
Trên địa bàn tỉnh, chi phí khoảng 70 ,000-100, 000 (US $ 3-5) cho mỗi 1.000 lít nước sạch. Các thêm chi phí đã là một gánh nặng đối với một số hộ gia đình, báo cáo giám sát môi trường người vẫn còn một số những người nghèo nhất trong thành phố.
Một cư dân địa phương, ông Võ Văn Chung, cho biết Ủy ban nhân dân của phường đã đề nghị cung cấp 1 triệu đồng (47 USD) cho mỗi hộ gia đình đào giếng.
"Nhưng chúng tôi nói không," ông nói.
Hướng dẫn làm hồ sơ xử lý nước thải sản xuất, xử lý khí thải, thiết kế hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải
Chi phí đào giếng được ước tính là khoảng 10 triệu đồng ($ 470) và không ai chắc chắn rằng nước sẽ được tìm thấy, ông nói.
Nguyễn Xuân Thành, Bí thư phường cho biết, làng chài được đặt tại một vùng xa xôi của thành phố và được bao quanh bởi các dãy núi và biển.
Mặc dù nó đã được khoảng 10km từ trung tâm huyện của thành phố, khu vực này đã được liệt kê là vùng nghèo nhất của thành phố, ông nói.
Kết quả là, các hộ gia đình báo cáo giám sát định kỳ sẽ phải sử dụng nước giếng để sinh hoạt hàng ngày, ông nói.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương Huỳnh Văn Trung cho biết, khu vực này đã phải chịu đựng nhiều nhất từ ​​tình trạng thiếu nước trong những năm gần đây.
Trong ngắn hạn, ủy ban sẽ bắt đầu gửi xe bồn để bán nước sạch cho người dân địa phương trong vài ngày tới, ông nói.
Trong dài hạn, ủy ban đã có kế hoạch để xây dựng một bể chứa lớn trên một ngọn núi địa phương, nơi các nhà khoa học đã xác định được một nguồn nước ổn định, cung cấp nước cho các hộ gia đình, ông nói thêm.
Nó đã được tính toán để có giá khoảng 7 tỷ đồng ($ 350,000) để xây dựng bể, ông nói thêm.
Ủy ban đã từ gửi một yêu cầu hỗ trợ tài chính từ thành phố dựa trên báo cáo môi trường
Tại thị xã Trà Xuân ở tỉnh ven biển miền Trung Quảng Ngãi, khoảng 1.200 hộ gia đình, những người đã được phụ thuộc vào giếng cho một thập kỷ, đã được bị thiếu nước, trong khi giếng địa phương đã chạy khô do điều kiện thời tiết nóng.
Thị trấn, trong đó có khoảng 1.800 hộ gia đình, xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân địa phương vào năm 2005. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ được cung cấp nước sạch cho 600 hộ gia đình.
Cư dân Trần Minh Tâm cho biết, trong mùa cam kết bảo vệ môi trường khô năm ngoái, gia đình ông đã dành 30 triệu đồng ($ 1,500) để đào giếng, nhưng nước có cũng chỉ trong mùa mưa, ông nói thêm.
Nguyễn Duy Tân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của thị trấn, cho biết yêu cầu đã được đệ trình lên tỉnh để xây dựng một hệ thống bổ sung để cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình, nhưng không có phản ứng đã được đưa ra.

PTT

10 HẬU QUẢ ĐIỂN HÌNH CỦA SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

Biến đổi khí hậu là những thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Nó tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên trái đất và sống hàng ngày của con người. Biến đổi khí hậu đã đang và sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và không thể không quan tâm tới.
1. Các hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.
San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái.
2. Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
3. Chiến tranh và xung đột
Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.
Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu.
4. Các tác hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.
5. Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
6. Hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
7. Bão lụt
Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.
8. Những đợt nắng nóng gay gắt
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
9. Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.
10. Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao.
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

HẢI DƯƠNG: TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ Ô NHIỄM

Tăng cường công tác thanh kiểm tra về thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), kiên quyết xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không để các cơ sở mới gây ô nhiễm phát sinh. Quyết tâm này của tỉnh Hải Dương đã và đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc nâng cao ý thức BVMT của người dân, doanh nghiệp, là đòn bẩy để địa phương sớm hoàn thành mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tăng cường xử lý chất thải ô nhiễm
Hàng loạt cơ sở vi phạm luật BVMT
Bước vào thời kỳ đổi mới, các làng nghề được hồi sinh, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ hình thành, làm ăn náo nhiệt. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng đi kèm theo đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Khói bụi, tiếng ồn, chất thải từ các làng nghề, cụm công nghiệp tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường của Hải Dương.
 Do vậy, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm, tạm dừng một số cơ sở có hành vi gây ô nhiễm là hành động kịp thời và kiên quyết của tỉnh Hải Dương nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù việc tạm dừng hoạt động các cơ sở vi phạm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và trực tiếp là nguồn thu ngân sách, nhưng cái được lớn hơn đó là môi trường sống, là sức khỏe của người dân và hướng tới thu hút các ngành sản xuất công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Theo Báo cáo của Chi Cục BVMT (Sở TN&MT Hải Dương), từ năm 2013 đến nay, Sở đã tiến hành thanh, kiểm tra đối với khoảng 200 lượt cơ sở. Kết quả cho thấy, hầu hết các cơ sở đều có tồn tại, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với các hành vi vi phạm chủ yếu: Không có thủ tục về bảo vệ môi trường, không thực hiện đúng nội dung bản cam kết, báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường; việc quản lý các chất thải phát sinh, giám sát môi trường không đúng quy định; xả nước thải vượt quy chuẩn môi trường cho phép.
Từ những sai phạm trên, Sở TN&MT đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương xử phạt vi phạm hành chính và tạm dừng hoạt động đối với một số cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật ô nhiễm môi trường với tổng số tiền phạt là  2.246,99 triệu đồng.
Cũng trong thời gian này, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã tiến hành hành mở 1 hồ sơ điều tra về tình hình chấp hành luật BVMT trên toàn tuyến sông Cầu, trong đó có đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương. Theo đó, lực lượng Cảnh sát môi trường đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với các 56 cơ sở thuộc tỉnh Hải Dương, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,4 tỷ đồng.
Tăng tốc xử lý các “điểm nóng”
Theo Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Hải Dương có 11 cụm cơ sở và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có 6 cơ sở đã xử lý xong ô nhiễm, làm thủ tục xin chứng nhận đã hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường triệt để và được sở TN&MT chứng nhận, đưa ra khỏi danh sách là: Bệnh viện Quân y 7 Hải Dương, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại I và II, Công ty chế tạo đá mài Hải Dương, Bệnh viện Lao Hải Dương, Cụm cơ sở sản xuất xi măng lò đứng, Cụm cơ sở chế biến rau quả thực phẩm.
Đối với 3 cơ sở thuộc đối tượng công ích là Nước thải TP Hải Dương – Công ty CP Quản lý Công trình đô thị Hải Dương quản lý, vận hành; bãi rác Soi Nam – Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương  quản lý, vận hành và Bệnh viện Đa khoa Hải Dương, hiện nay, UBND tỉnh đã đầu tư dự án, đang triển khai giai đoạn hiệu chỉnh và hoàn thiện ổn định để nghiệm thu.
Riêng với làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm Văn Thai, làng nghề cơ khí Tráng Liệt, đến nay, cơ bản các hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đã dừng hoạt động, Chi cục BVMT đang tiến hành tham mưu giúp Sở tổ chức làm việc với UBND các xã có làng nghề hướng dẫn thủ tục đưa ra khỏi danh sách ô nhiễm theo quy định.
  Chi cục BVMT cho biết, thực hiện Quyết định 1788/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, Hải Dương có phát sinh thêm 3 cơ sở trong danh sách gồm Doanh nghiệp tư nhân gà tươi Mạnh Hoạch, Công ty TNHH may Trấn An, Doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ Hương Nguyên. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Sở, đến nay, Doanh nghiệp tư nhân gà tươi Mạnh Hoạch đã hoàn thành xử lý triệt để, 2 cơ sở còn lại đang hoàn thiện đầu tư công trình xử lý môi trường và lập hồ sơ dự kiến sẽ hoàn thiện và đề nghị đưa ra khỏi danh sách trong năm 2014.

PTT