I. Mở đầu
Hiện nay nền kinh tế không còn như xưa, con người đã có cuộc sống tốt hơn nhiều thì lúc đó vấn đề môi trường ngày càng được xem trọng và quan tâm hơn, không những riêng ngành công nghiệp,nông nghiệp mà trên toàn bộ lĩnh vực đời sống khác như: thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp…
Nước, không khí, đất, tiếng ồn bị ô nhiễm nặng là những thứ không ngừng quan tâm và lo lắng của con người từ nông dân đến công nhân, từ cá nhân đến cơ quan, từ nhỏ đến lớn…Tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Cùng với những nhà khoa học không ngừng tìm kiếm mọi phương pháp tối ưu nhất, chất lượng nhất, ít tốn kém nhất để giải quyết các vấn đề đau đầu trên.
Với tiêu chí xanh-sạch-đẹp, sức khỏe là kim cương. Cơ quan chức năng, cơ quan thẩm quyền cùng với bộ tài nguyên và môi trường đã đưa ra những biện pháp xử lý, các văn bản pháp luật pháp lý nhằm áp đặt đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan, quốc gia và khu vực…
Từ những tiêu chí về mỹ quan, sức khỏe, kinh tế… Mà cá nhân đến tập thể cần phải có một bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã qua sự công nhận, đánh giá đúng tiêu chuẩn của cơ quan chức năng, cơ quan thẩm quyền, cùng với bộ tài nguyên môi trường đã được đề ra.
· Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo về sự ảnh hưởng đến môi trường qua các hoạt động sản xuất, dự án quy hoạch, xây dựng, chế biến… với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở kinh doanh, sản xuất, bệnh viện, khoa học kỹ thuật, văn hóa, quốc phòng và các công trình khác, để đề xuất các phương án tốt nhất, triệt để nhất về vấn đề quan tâm đó là “bảo vệ môi trường”.
Đó là các cơ sở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất từ nhỏ đến lớn trên lĩnh vực công nghiệp( xây dựng, cơ sở chế biến, dệt nhuộm, hóa chất…), nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ gia súc, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải. Tóm lại là những cơ sở kinh doanh sản xuất, đầu tư, chế biến mà có hoạt động tác động đến môi trường.
· Các bước lập báo cáo ĐTM
- Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh.
- Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm trước khi xử lý và phát sinh
- Bước 3: Đánh giá tác động và ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm
- Bước 4: Xây dựng các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm
- Bước 5: Đề xuất các phương án và công nghệ xử lý
- Bước 6: Sự xác nhận cơ quan thẩm quyền cùng với bộ tài nguyên và môi trường
- Bước 7: Thiết lập chương trình quản lý và giám sát
- Bước 8: Phê duyệt của hội đồng thẩm định.
· Tác dụng của việc lập báo cáo
Kinh tế phát triển, nhu cầu hưởng thụ của con người càng tăng, thiết bị máy móc càng hiện đại thì việc ảnh hưởng, suy thoái môi trường là tất yếu.
Với những sự tác động đến môi trường qua các hoạt động đã nêu trên thì sẽ dẫn đến hai chiều hướng: tốt-xấu; có lợi-có hai; tích cực-tiêu cực.
Vì vậy việc lập báo cáo giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lựa chọn phương án có lợi nhất, tốt nhất, hữu ích nhất.
*Tóm lai: Để bảo vệ tốt nhất cuộc sống của thế hệ hiện đại và tương lai, để nền kinh tế phát triển vững vàng thì cũng phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường là mắt xích quan trọng là lá phổi là ngôi nhà chung nên để bảo vệ nó thì việc lập báo cáo đánh giá ĐTM là bước rất quan trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét