Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

HÀO DƯƠNG BỊ PHẠT NẶNG VÌ VI PHẠM LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

UBND TP.HCM vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương.
  
Thời điểm năm 2009 đã phát hiện nước thải của Công ty Hào Dương (TP.HCM) từ bể chứa đến máng thoát xả thẳng ra sông chưa qua xử lý - Ảnh: Nguyễn Triều
Theo quyết định, Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương  (lô A18, khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè) đã có những vi phạm trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải nguy hại, xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên…; đồng thời thu lợi bất hợp pháp từ các hoạt động gây ô nhiễm trên.
Với các hành vi như  trên, Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương bị xử phạt tổng số tiền  6,39 tỷ đồng (làm tròn), trong đó số tiền thu lợi bất hợp pháp do những vi phạm về môi trường là 4,39 tỷ đồng.
Ngoài việc yêu cầu Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương tạm ngưng hoạt động để khắc phục hậu quả các công đoạn gây ô nhiễm môi trường, UBND TP yêu cầu công ty này phải nộp phạt vòng 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

LẬP TÒA ÁN MÔI TRƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG ĐỒNG

Hiện nay, các cơ chế khiếu kiện khiếu nại, xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực môi trường chưa bảo vệ được quyền lợi của người dân. Ngoài ra, việc xử lý các vi phạm về môi trường cũng còn nhiều bất cập cả về xử phạt hành chính và xử lý hình sự, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Tình trạng khiếu nại về môi trường đang có xu hướng gia tăng. (Ảnh: TTXVN)

Đây là một trong thông tin chính vừa được ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên đưa ra tại hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp” tổ chức trong ngày 27/11, tại Hà Nội.

Theo đánh giá của ông Trịnh Lê Nguyên, sau gần 3 thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, hệ quả của sự đánh đổi không cân xứng giữa phát triển và bảo vệ môi trường đang dần bộc lộ với hàng loạt vụ việc xâm phạm môi trường, gây xung đột quyền lợi cũng như gia tăng số lượng lớn “làng ung thư.”

Thống kê của Bệnh viện K cho thấy, trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện và khoảng 70.000 người chết vì căn bệnh này, tăng gấp nhiều lần so với thời gian trước. Trong đó, cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực bị ô nhiễm là đối tượng gánh chịu nặng nề nhất đối với những thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

Đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên cũng cho biết, mặc dù ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, thế nhưng hiện nay cơ chế khiếu kiện trong lĩnh vực môi trường còn chưa rõ ràng, dẫn đến thiếu khả thi trong thực tế. Thậm chí, nhiều đơn thư không được giải quyết và không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ các cơ quan chức năng.

Theo báo cáo Chỉ số Công lý do UNDP thực hiện năm 2012, gần 31% người được phỏng vấn cho biết họ đang sống trong môi trường có ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ có 12% trong số đó có khiếu nại hoặc khiếu kiện tới chính quyền để yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm và bồi thường thiệt hại.

Cũng vì thế, những vụ việc như người dân lấp cống xả thải Khu công nghiệp Thuy Vân (năm 2012); vụ nhà máy sản xuất tấm lợp Fibro xi-măng ở Phả Lại, tỉnh Hải Dương (2013); hay vụ Nicotex Thanh Thái ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (tháng 8/2013) đã ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Hoàng Văn Vy, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thừa nhận tình hình khiến nại, tố cáo, tranh chấp môi trường đang ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, 84% đơn thư là tố cáo, tranh chấp môi trường; 15% đơn thư khiếu nại và 1% kiến nghị.

“Qua rà soát cho thấy, vi phạm về môi trường đang ‘nóng’ lên. Và dù nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng có đơn thư gửi tới cơ quan chức năng đã được giải quyết, nhưng việc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường là rất khó khăn, do thiếu căn cứ pháp lý,” ông Vy chia sẻ thêm.

Trước thực tế nêu trên, ông Vy kiến nghị, cơ quan qản lý nhà nước cần phải xây dựng hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp về môi trường. Ngoài ra, để việc giải quyết được bồi thường thiệt hại cần có sự tham gia của các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và các đoàn thể xã hội, nghề nghiệp.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tùng (Tòa án Nhân dân Tối cao) cho rằng để giải quyết nghiêm túc các vụ việc khiến nại, tố cáo, tranh chấp môi trường tại các khu vực ô nhiễm, việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải thành lập Tòa án môi trường.

Theo ông Tùng, việc thành lập Tòa án môi trường sẽ góp phần khắc phục những trở ngại trước mắt của công tác bảo vệ môi trường, trừng phạt các hành vi ô nhiễm môi trường đồng thời có thể giải quyết vấn đề vướng mắc của các vụ khiếu kiện về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Sau khi đi vào hoạt động chính thức ngoài việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, lập đề án bảo vệ môi trường…thì các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại đều bắt buộc phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Đối với các đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại mà không tiến hành đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng (Điều 21- NĐ179/ 2013/ NĐ-CP/ BTNMT).
Tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề khó khăn của các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu đó, Công ty Môi trường Minh Việt sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin cũng như dịch vụ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất và uy tín nhất.
    1. Đối tượng đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
  • Các đơn vị sản xuất, kinh doanh có những hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến chất thải nguy hại trên lãnh thổ của Việt Nam.
  • Các dự án đã và đang chuẩn bị thực hiện nhưng chưa đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
    2. Quy trình lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.       
  • Khảo sát tổng quát tình hình của đơn vị sản xuất: hoạt động, quy mô, môi trường xung quanh.
  • Xác định thành phần, khối lượng nguyên liệu sản xuất
  • Xác định nguồn và khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động
  • Đánh giá sự tác động của chất thải lên môi trường
  • Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu chất thải phát sinh.
  • Phân loại các loại chất thải nguy hại, xác định mã từng loại theo danh mục
  • Xây dựng các phương pháp xử lý và khắc phục sự cố khẩn cấp do chất thải nguy hại gây ra
  • Lập hồ sơ
  • Trình duyệt cho Sở Tài nguyên môi trường
     3. Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại cần phải nộp 3 bộ hồ sơ đăng ký cho Sở Tài nguyên môi trường, tất cả phải có dấu xác nhận của chủ nguồn thải chất thải nguy hại. gồm:
  • Đơn đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu ở Phụ lục 1.
  • Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường.
Công ty Môi trường Minh Việt của chúng tôi có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động, cùng với các mối quan hệ rộng rãi với các sở phòng tài nguyên ở các huyện, tỉnh thành. Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho quý khách dịch vụ đăng ký sổ chủ nguy hại nhanh gọn nhất, uy tín nhất và đảm bảo giá cả hợp lý nhất.
Mọi thắc mắc cần hỗ trợ xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427

XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU

Tại văn bản số 434/TB-VPCP, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về dự thảo Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.

Hệ thống xử lý kim loại ô nhiễm. (Nguồn: Danh Lam/TTXVN)

Thông báo nêu rõ, ngày 5/11, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ý kiến của các cơ quan liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận:

Thời gian qua, công tác quản lý chất thải rắn đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn đã được ban hành kịp thời với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đã phát huy được hiệu quả và đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn bốn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch quản lý chất thải ba lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ-Đáy. 45/63 tỉnh, thành phố hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn. Công tác quản lý thu gom, vận chuyển, đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn đang dần được hoàn thiện.

Để triển khai công tác quản lý chất thải rắn có hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các Nghị định hướng dẫn luật đã có hiệu lực, các bộ cần thực hiện tốt một số việc sau:

Trên cơ sở Dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và dự thảo Nghị định về quản lý xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng soạn thảo, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thống nhất với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan, hợp nhất thành một nghị định, trên cơ sở bảo đảm ổn định, mô hình, cơ chế, chính sách quản lý chất thải rắn đang thực hiện.

Các bộ, ngành tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường và chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải nguy hại. Bộ Xây dựng trực tiếp chủ trì các cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải. Bộ Y tế chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải y tế. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện các cơ chế chính sách quản lý chất thải phóng xạ.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nghiên cứu các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu theo hướng giảm tối đa các thủ tục hành chính, bảo đảm tính hợp hiến, phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường; cụ thể hóa các nội dung quy định nhằm bảo đảm quy định rõ, đủ đối tượng, nội dung, cơ quan quản lý và các văn bản hướng dẫn thực hiện; rà soát, bổ sung các nguyên tắc cho việc sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về xuất nhập khẩu phế liệu phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; trình lại dự thảo Nghị định trước ngày 30/11.
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

QUY TRÌNH LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Mô tả công việc:
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm;
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án;
- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty;
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp thường hay gặp phải trong các thủ tục nhất là liên quan đến môi trường, trong đó một bảng báo cáo giám sát  môi trường là thủ tục cần thiết.
Để lập một bảng báo cáo giám sát môi trường thì cần phải thực hiện các bước sau:
  • Thu thập những thông tin chung về thực trạng của Công ty;
  • Xác định các nguồn chất thải ô nhiễm, lấy mẫu phân tích, đo đạc các thông số đặc trưng của chất thải;
  • Tiến hành đo đạc, phân tích các thông số về chỉ tiêu môi trường của các chất thải theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Ghi nhận kết quả đo đạc, phân tích trong bảng báo cáo;
  • Đánh giá tác động của chất ô nhiễm lên môi trường xung quanh, qua đó cũng xem xét lại mức độ hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng bằng cách lấy mẫu phân tích, đo đạc. Đề ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm cũng như lên phương án xử lý, dự phòng sự cố;
  • Tiếp theo đó, cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa, biện pháp khắc phục ô nhiễm, cam kết hoàn thiện những nội dung không đạt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn hiện hành về môi trường;
  • Hoàn thành hồ sơ bao gồm: báo cáo giám sát môi trường theo mẫu hiện hành, công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở TN&MT;
  • Cuối cùng, nộp bảng báo cáo cho cơ quan thẩm quyền để xét duyệt.

LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trước khi đi vào thành lập một dự án thì tất cả các công ty, doanh nghiệp tùy từng quy mô bắt buộc phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và lập cam kết bảo vệ môi trường (chi tiết quy định tại Nghị định 29/2011/ BTNMT và thông tư 26/2011/ BTNMT).
 Vậy để giúp các quý doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lập cam kết bảo vệ môi trường, công ty môi trường Minh Việt chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ nhất và chính xác nhất về cách lập cam kết bảo vệ môi trường.
 Xem thêm: Cam kết bảo vệ môi trường là gì? 
 -Theo quy định tại điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: 
 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng không phải lập dự án đầu tư.
 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. 
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phảilập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
 Phạt tiền từ 200.000.000-250.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. 
 1. Các bước thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường: 
Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan.
 Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn….phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. 
Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường. 
Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
 Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án. 
Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
2. Các văn bản pháp luật có liên quan: 
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005. 
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 
 3. Hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường 
 3.1. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm: 
 Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011 TT- BTNMT. 
Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án. 
 3.2. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm: 
 Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư này; Một (01) bản thuyết minh về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 
 3.3. Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư 26/2011 TT – BTNMT, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2. Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành. 
 3.4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trước đó. 

Các quý công ty, doanh nghiệp nào chưa lập cam kết bảo vệ môi trường hay gặp những khó khăn trong quá trình lặp thì hãy liên hệ với công ty môi trường Minh Việt chúng tôi. 
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động và tập hợp đội ngũ giảng viên đến từ tất cả các trường đại học lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam, chúng tôi tự tin đảm bảo sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường uy tín nhất, nhanh gọn nhất và tiết kiệm chi phí nhất có thể.